Sinh lý nhai trong bệnh loạn năng thái dương hàm 0903434340

Sinh lý nhai trong bệnh loạn năng thái dương hàm

Để nhai nhuyễn 1 viên thức ăn cần đến khoảng 15 chu trình nhai .Biên độ há miệng nhai lúc đầu tầm 20mm sau giảm dần.chuyển động của răng cửa theo 1-4 chu trình.

Sơ đồ Posselt: a) Sơ đồ chuyển động của hàm còn răng trên mặt phẳng đứng dọc giữa; b) phóng to phần trước của sơ đồ: as: đường há miệng đơn giản hoặc ngậm miệng thông thường; ap: há miệng ra sau; 1(I): khớp cắn ở tương quan trung tâm; 2: khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa; 3: khớp cắn đầu đối đầu; 4: khớp cắn ngược; 5: khớp cắn ở giới hạn trước trên; II: giới hạn há miệng với chuyển động xoay đơn thuần. III: Vị trí há miệng tối đa; R: tư thế nghỉ của hàm dưới.

            Từ vị trí I đến vị trí II: lồi cầu quanh xung quanh trục bản lề.

            Từ vị trí II – III: lồi cầu vừa xoay quanh trục vừa di chuyển ra trước

Vận động há miệng có thể chia làm 2 giai đoạn (Hình 1.1):

            Giai đoạn I: Từ tư thế tương quan trung tâm (vị trí I) đến há rộng 20 mm (vị trí II): lồi cầu quanh xung quanh trục bản lề.

            Giai đoạn II: Tiếp tục há miệng đến vị trí há tối đa (từ vị trí II – III), lồi cầu vừa xoay quanh trục vừa di chuyển ra trước.

1. Vận động nhai:

Theo Mongini (1986) thì khi hàm dưới nhai thức ăn, chuyển động của răng cửa có thể theo một trong bốn loại chu trình (Hình 1.2):

 ◦      Loại 1: Chuyển động há ngậm miệng theo một đường cong lõm đối xứng qua đường giữa.

    ◦      Loại 2: Chuyển động há miệng gần như thẳng đứng, ngậm miệng cong lõm.

 ◦      Loại 3: Chuyển động há ngậm miệng cân xứng qua đường giữa.

 ◦      Loại 4: Chuyển động há ngậm miệng chỉ xảy ra một bên hoặc cả hai bên không cân xứng.

Hình 1.2: Chu trình nhai

Chu trình nhai theo J. Algren gồm 5 giai đoạn (Hình 1.3):

Hình 1.3: Các giai đoạn của chu trình nhai

 ◦      Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị): Há miệng nhanh, hơi lệch về bên không làm việc, tiếp đến là ngậm miệng nhanh.

 ◦   Giai đoạn 2 (chạm viên thức ăn): Thức ăn được tập trung về mặt nhai, răng chạm thức ăn, những thụ thể quanh răng sẽ cảm nhận mật độ và độ cứng của viên thức ăn, truyền cảm giác về thần kinh trung ương, giúp điều khiển sự co cơ nhai.

 ◦    Giai đoạn 3 (làm nát thức ăn): Bằng co thắt đẳng trương và đẳng trường (đẳng cự) của cơ nhai để nghiền thức ăn.

 ◦      Giai đoạn 4 (nghiền thức ăn): Các răng tiếp xúc với nhau, cơ nhai chủ yếu bằng co thắt đẳng trường để nghiền nát thức ăn.

 ◦   Giai đoạn 5 (tiếp xúc giữa các răng): Xuất hiện khi viên thức ăn đã nhuyễn và ngấm đều nước bọt.

Để nhai nhuyễn một viên thức ăn cần đến khoảng 15 chu trình nhai như trên . Biên độ há miệng nhai lúc đầu khoảng 20 mm sau đó giảm dần. Thời gian trung bình cho mỗi chu trình là khoảng 1 giây: 3/10 giây (giai đoạn 1), 1/10 giây (giai đoạn 2), 3/10 giây (giai đoạn 3), 1/10 giây (giai đoạn 4), 2/10 giây (giai đoạn 5).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Hotline: 0903434340
Zalo: 0903434340