Lời khuyên giúp bảo vệ răng trẻ em
Răng miệng là cơ qua mang chức năng đầu tiên của bộ máy tiêu hoá, trẻ có răng miệng tốt sẽ đảm bảo tiêu hoá tốt. Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho tăng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ.
Trẻ từ 0–2 tuổi
- Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng bàn chải đánh răng. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.
- Vệ sinh lợi bằng khăn mặt sau khi cho ăn. Việc này giúp loại bỏ lớp chất dính có tên là mảng bám có thể gây ra sâu răng.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng nước và bàn chải có lông đứng mềm.
- Hẹn khám răng lần đầu trước sinh nhật lần thứ nhất.
– Tuyệt đối không cho bé uống kháng sinh tetracycllin
Cho bé dưới 1 tuổi uống kháng sinh tetracycllin sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xấu răng vĩnh viễn.
– Không cho bé ăn đêm, ăn nhiều kẹo ngọt
Đồ ngọt và ăn đêm không tốt cho hàm răng của bé. Với trẻ từ 6 tháng, bạn không nên cho trẻ đi ngủ với bình sữa, nước quả hoặc kẹo ngọt. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì nhất thiết sau khi uống sữa phải cho bé uống nước lọc để rửa miệng.
Trẻ từ 2-5 tuổi
Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bé cần được chải răng bằng kem có chứa Fluor để ngừa sâu răng.
Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách ít nhất là 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
Với trẻ có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn còn bám vào kẽ răng.
– Cho bé khám răng
Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này. Tốt nhất là nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
- Bắt đầu sử dụng kem đánh răng lúc 3 tuổi. Chỉ sử dụng một lượng cỡ hạt đậu. Đảm bảo con bạn nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh răng.
- Cố tránh thói quen mút tay và thói quen ngậm vú giả trước 4 tuổi.
- Bắt đầu đi khám răng 6 tháng 1 lần.
Trẻ từ 6–9 tuổi
- Bắt đầu dùng chỉ nha khoa ngay khi các răng chạm nhau.
- Dạy cho con bạn biết rằng răng sữa rụng là việc bình thường. Điều đó là để răng “trưởng thành” mọc ra.
- Trước khi trẻ có thể có thói quen tự bảo vệ sức khỏe răng miệng thích hợp, cha mẹ nên giúp con mình đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi ngày.
- Luôn đặc biệt chú ý đến các răng phía trong, có thể có nhiều mảng bám hơn.
Trẻ từ 10–12 tuổi
- Yêu cầu những trẻ nào chơi thể thao phải đeo thiết bị bảo vệ miệng