Sinh lý bệnh loạn năng thái dương hàm
Bộ máy nhai tạo nên bởi 3 thành phần chính: Răng, hệ thống thần kinh – cơ, khớp thái dương hàm. Liên hệ giữa cung răng và khớp thái dương hàm được đảm bảo bởi hệ thống thần kinh – cơ. Khi một thành phần bị rối loạn thì có thể ảnh hưởng đến các thành phần khác .
Cơ nhai:
Cơ chế tổn thương cơ nhai đã được Campbell mô tả từ 1958 nhưng vẫn còn giá trị đến ngày nay . Co thắt kéo dài cơ nhai (Sai lệch chức năng, tăng hoạt động cơ bù trừ, phản xạ tránh cản trở cắn) và cơ nhai bị kéo giãn quá mức (há miệng thụ động, nhai miếng thức ăn lớn, nhổ răng khôn kéo dài….) sẽ làm chèn ép các mạch máu nuôi cơ ® thiếu máu nuôi dưỡng + ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa (axit Lactic, độc tố….) ® kích thích gây co thắt + đau ngay cả khi đã loại bỏ nguyên nhân.
Trong số các cơ nhai thì cơ chân bướm ngoài là cơ có vai trò đặc biệt trong bệnh sinh loạn năng thái dương hàm, do có bó trên bám vào phần trước đĩa khớp nên khi cơ bị co thắt sẽ kéo đĩa khớp di lệch về phía trước.
Co thắt cơ cắn ® đau + há miệng hạn chế
® qua trung gian dẫn truyền thần kinh ® co thắt cơ căng màn hầu + cơ căng màng nhĩ (cơ búa) ® triệu chứng ở tai: ù tai, đầy tai, đôi khi dẫn đến viêm tai giữa
Co thắt cơ thái dương ® phì đại mỏm vẹt ở người trẻ.
Co thắt cơ lưỡi ® rát lưỡi.
Co thắt cơ trên móng ® loạn cảm họng
Sụn khớp thái dương hàm:
Nội soi khớp phát triển đã làm sáng tỏ những biến đổi bệnh lý tại khớp . Sụn khớp được cấu tạo bởi chất cơ bản nằm trong khung liên kết. Khung tạo bởi những sợi collagen type I, có khả năng chịu ma sát cao nhưng lại không có khả năng hấp thu lực nén ép . Chất cơ bản cấu tạo chủ yếu bởi nước và Proteoglycan, làm thành một dịch keo có nhiệm vụ hấp thu lực tác dụng lên sụn khớp. Khi có sang chấn lên khớp (tăng hoạt động cơ nhai kéo dài) sẽ làm tổn thương đầu sụn, giải phóng men tiêu bào: Cathepsin B và D, Metalloproteinase, collagenase…. và những chất này có vai trò trong bệnh sinh của các tổn thương nội khớp.
Theo Quinn J. nhũn sụn khớp qua 4 giai đoạn :
◦ Giai đoạn I: Collagenase làm thái hóa Proteoglycan ® mềm sụn khớp.
◦ Giai đoạn II: Tiêu Proteoglycan ® mất khả năng hấp thu lực nén và ma sát ® phá vỡ lớp sợi collagen ở sâu, nơi tiếp giáp với xương ® sụn bong khỏi đầu xương ở nhiều vị trí ® xếp nếp.
◦ Giai đoạn III: Mất bám dính rộng của sợi collagen lớp sâu ® phá hủy lớp collagen bề mặt tạo nên những dải sụn xơ và sợi ® tăng ma sát bề mặt, mất trơn nhẵn của khớp, loét sụn.
◦ Giai đoạn IV: Tiếp tục phá hủy lớp sâu ® lộ đầu xương.
Các giai đoạn tổn thương sụn khớp