Điều trị bệnh loạn năng thái dương hàm
Điều trị khớp cắn chỉ thực hiện sau khi đã phân tích một cách hệ thống và toàn bộ hệ thống nhai và khớp cắn. Kiểm tra trên miệng và giá khớp, nếu cần có thể bổ xung thêm bằng Xquang và ghi trục lồi cầu để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, lên kế hoạch điều trị và tiên lượng để giải thích cho bệnh nhân.
Điều trị khớp cắn có mục đích tái lập lại sự lồng khớp đúng giữa các răng đối và khớp thái dương hàm, đảm bảo tư thế hàm dưới cân bằng, cho phép hoạt động chức năng và nghỉ ngơi của bộ máy nhai.
Điều trị gồm nhiều giai đoạn khác nhau (thứ tự các giai đoạn này có thể thay đổi tùy từng trường hợp):
– Điều trị cấp cứu khớp cắn.
– Chọn lựa tư thế của hàm dưới để tái lập.
– Điều trị bằng máng nhai.
– Cân bằng khớp cắn vĩnh viễn: đều trị răng, mài chỉnh khớp cắn, phục hồi khớp cắn vĩnh viễn bằng răng giả và nắn chỉnh răng.
– Hẹn tái khám để điều trị duy trì.
1. Điều trị cấp cứu:
Là những thủ thuật đơn giản nhưng lại giúp cải thiện đáng kể, thậm chí loại bỏ được các triệu chứng bệnh lý:
– Mài bỏ những điểm chạm sớm hay những cản trở nhai nặng.
– Nhổ những răng nhiễm trùng, không thể bảo tồn được, nhổ răng khôn mọc lệch.
– Điều trị nội nha những răng viêm tủy.
– Hàn những răng sâu.
– Bỏ những thói quen xấu.
– Làm máng nhai sơ khởi để điều trị cấp cứu, có thể sử dụng các loại mắng nhai chế tạo sẵn trong những trường hợp đau kịch phát.
2. Chọn lựa tư thế phục hồi khớp cắn:
Điều trị khớp cắn dựa trên việc xác định tư thế qui chiếu:
Tư thế lồng múi tối đa: là tư thế qui chiếu khi không có LNTDH (lồng múi tối đa bình thường, khớp thái dương bình thường):
– Khớp thái dương hàm không bệnh lý.
– Tư thế của hàm dưới không dẫn đến những rối loạn của cơ.
– Khớp cắn ổn định: không mất răng hay sâu răng giai đoạn cuối. Mất răng hay sâu răng ít, mòn răng ít, không có nhiều răng giả hay di lệch răng nhiều do chỉnh nha).
Ba yếu tố này là điều kiện cần cho một khớp cắn sinh lý. Trong trường hợp LNTDH thì các yếu tố này không được đảm bảo.
Tư thế tương quan trung tâm: là tư thế qui chiếu khi có biểu hiện cơ của LNTDH (tư thế lồng múi tối đa bệnh lý, khớp thái dương hàm bình thường):
– Khớp thái dương hàm bình thường.
– Tư thế lồng múi tối đa bệnh lý dẫn đến rối loạn tư thế hàm dưới.
Tư thế tương quan trung tâm điều trị: là tư thế qui chiếu khi có biểu hiện LNTDH ở khớp thái dương hàm (tư thế lồng múi tối đa bệnh lý):
– Khớp thái dương hàm 1 hay cả 2 bên đều bị rối loạn, cần phải tái lập lại vị trí của lồi cầu.
– Vị trí lồi cầu bệnh lý này làm bất thường tư thế hàm dưới, có thể kèm với rối loạn tư thế lồng múi tối đa. Sự tái lập lại tư thế lồi cầu sẽ điều chỉnh tư thế của hàm dưới và dẫn đến thay đổi tương quan cắn.
Tóm lại:
– Nếu không có rối loạn bộ máy nhai: thì tư thế qui chiếu là lồng múi tối đa .
– Rối loạn ngoài khớp thái dương hàm: tư thế qui chiếu là tương quan trung tâm.
– Rối loạn trong khớp: tư thế qui chiếu là tương quan trung tâm điều trị.
3. Nội soi khớp thái dương hàm:
Được Ohnishi áp dụng lần đầu tiên năm 1975, sau đó kỹ thuật này được nhiều nhà nghiên cứu khác phát triển, nhờ vào kỹ thuật này mà người ta có thể hiểu biết sâu thêm về sinh lý bệnh của loạn năng KTDH. Phương pháp Nội soi trên thế giới hiện nay đã pháp triển mạnh mang lại hiệu quả to lớn trong chẩn đoán và điều trị. ở Việt Nam kỹ thuật này vẫn chưa phát triển
XEM THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC :
>> Điều trị bằng cách cân bằng khớp cắn vĩnh viễn