Phân tích Richkettes
Trước khi chúng ta điều trị một trường hợp bệnh nhân nào chúng ta phải có trong đầu một hình ảnh sau cùng của bệnh nhân với hình ảnh đó mà chúng ta đạt được mục tiêu điều trị về tổ chức mô mềm, về việc làm thẳng hàng răng để đạt chức năng và thẩm mỹ của khớp cắn tốt.
Đây là cơ sở để vẽ VTO
Làm cách nào mà chúng ta có thể đưa ra hình ảnh tưởng tượng trong đầu của chúng ta và chúng ta cần phải biết chúng ta di chuyển răng về vị trí nào và cơ chế kéo như thế nào, chúng ta có cần phải nhổ răng hay là không và cần phải nhổ răng nào và cơ chế điều trị nào sử dụng cho từng trường hợp. Tất cả các điều trị ấy sẽ được xác định thông qua khi chúng ta vẽ VTO. Cái VTO này đã được phát triển dựa trên nghiên cứu phân tích của Rickettes đã đóng góp rất nhiều trong ngành nắn chỉnh răng trong đó có vẽ VTO là quan trọng nhất. Tại sao chúng ta phải làm VTO, vì chúng ta cần phải biết được kế hoạch điều trị cho khuôn mặt. Tất cả các bệnh nhân đến đều muốn đạt được cái thẩm mỹ tốt hơn, khi bệnh nhân đến đầu tiên chúng ta nhìn đến khuôn mặt và răng bệnh nhân rồi sau đấy nghĩ ngay đến làm thế nào để đạt được khuôn mặt thẩm mỹ và răng đẹp. Nếu muốn khuôn mặt và răng của bện nhân đẹp hơn chúng ta cần phải LICH điều trị. Và một điều cần phải hiểu rằng khi đạt được một khớp cắn tốt chưa chắc đã đạt được thẩm mỹ cho khuôn mặt. Thường thì một số bệnh nhân đi theo phân tích của Tweed và các tác giả khác thì đều không đạt được kiểu xương hàm tốt. Vậy tại sao chúng ta phải làm VTO vì chúng ta cần phải thực hiện một điều trị thử cho khuôn mặt và đó là quá trình di chuyển răng tưởng tượng. Nếu chúng ta di chuyển răng đến vị trí này thì sẽ cho khuôn mặt phát triển theo kiểu này, nếu di chuyển răng đến vị trí kia sẽ cho một khuôn mặt phát triển theo kiểu kia.
VTO sẽ cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi chúng ta đạt được kết quả của khuôn mặt trong sự xoay của khuôn mặt theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Hoặc điều trị chỉnh hình sẽ cho chúng ta biết được sự di chuyển răng đòi hỏi phải neo giữ và thay đổi khuôn mặt. Và cái VTO sẽ cho chúng ta biết được kế hoạch điều trị mà chúng ta xây dựng là có tốt hay không thì có một phương tiện tốt cho việc chúng ta xây dựng kế hoạch cho khuôn mặt đó là vẽ VTO. Chúng ta cần phải chẩn đoán kiểu phát triển khuôn mặt bệnh nhân và xem kiểu phát triển này có lợi hay không cho cơ chế điều trị của chúng ta. Chúng ta phải dự đoán được mức độ phát triển của bệnh nhân ví dụ như một bệnh nhân nam mà 5 tuổi nữa mới hết tuổi phát triển mà có kiểu phát triển theo chiều kim đồng hồ thì khuôn mặt sẽ không đẹp vì sự phát triển ngày càng làm cho khuôn mặt dài ra.
Trường hợp bệnh nhân 11,5 tuổi thì:
thiển sản, tầng mặt dưới dài, khớp cắn hở.
– Phân tích trên mẫu hàm thì một bên class III
răng rõ, còn một bên răng chen chúc nhẹ hàm dưới.
– Vẽ VTO trồng trên 5 điểm.
– Và đây là hình sẽ chỉ ra kế hoạch điều trị xoay xương hàm dưới ngược chiều kim đồng hồ 10 và trồng khít ở xương hàm trên thì sẽ cho chúng ta biết phải di chuyển răng như thế nào? và nó cũng cho chúng ta thấy cần phải giữ nguyên vị trí răng cửa và di các răng hàm ra trước. Ở hàm dưới thì VTO cũng cho chúng ta biết cần phải giữ nguyên vị trí của xương hàm và kéo lùi khối răng cửa ra sau. Như vậy chúng cần phải neo giữ tối đa khớp răng cửa hàm trên và răng 6 hàm dưới và đây là kết quả sau điều trị.
Vẽ đường thẳng đứng đi qua các chân cánh mũi thì cho chúng ta thấy tất cả các tổ chức phần mềm rất hài hoà.
Bệnh nhân được nhổ răng 4 hàm dưới và răng 5 hàm trên với một cơ chế kéo chuẩn R. William thích nhổ răng 4 hàm dưới và răng 5 hàm trên. Tại sao vậy? Vì răng 5 hàm trên to hơn so với răng 4 hàm trên và khi răng 5 hàm trên to thì đạt được độ cắn chìa, cắn phủ và đóng kín tất cả các khe và hình dáng mặt ngoài răng 5 trên hàm trên đẹp hơn hình dáng mặt ngoài răng 4 hàm trên. Đương nhiên răng số 3 hàm trên gần tương tự với răng 4 hàm trên hơn.
Nếu chúng ta nhổ răng 4 để răng 5 hàm trên lại thì đường viền lợi sẽ xuống thấp hơn thì sẽ tạo ra khấc từ răng 2 ® 5 nó ít thẩm mỹ hơn. Và múi trong của răng 4 hàm trên tốt hơn múi trong của răng 5 hàm trên giúp đạt được khớp cắn trung tâm dễ hơn và ăn nhai tốt hơn. Ở hàm dưới răng 5 to hơn răng 4 nên điểm trên khớp cắn lồng múi tối đa tốt hơn. Tương quan giữa răng 5 và răng 6 dưới thì tốt hơn là răng 4 và răng 6 dưới. Sau khi vẽ xong VTO, trồng phim ở 5 điểm.
Trục mặt giảm đi 0,5; răng cửa thì hàm trên giữ nguyên vị trí còn răng hàm hơi di chuyển ra cửa trước.
Ví dụ: Như chiều cao tầng mặt dưới không thay đổi.
+ Và chính nhờ vào các góc, các hằng định này mà nó không thay đổi trong quá trình phát triển của bệnh nhân vì thế người ta đã phát triển để vẽ lên VTO.
+ Trong phân tích của Rickettes ông hay sử dụng mặt phẳng thẩm mỹ đi qua đường thẳng đứng đi qua cằm nhưng nó ít được sử dụng trong VTO. Trong VTO người ta hay sử dụng đường thẳng đứng đi qua trụ nướu.
+ Mặt phẳng cắn đi qua giao điểm của 2 răng 6 phía sau và đi qua bờ cắn của răng cửa dưới. Còn có một quan điểm khác là đi qua giao điểm của 2 răng 6 phía sau và phía trước đi qua giao điểm của răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới.
+ Trục mặt sẽ cho ta biết được sự phát triển của cằm. Nếu như trong cơ chế điều trị mà chúng ta làm chồi răng 6 thì sẽ làm cho xương hàm dưới phát triển theo hướng chiều kim đồng hồ và như vậy sẽ làm tăng chiều cao tầng mặt dưới. Trục mặt không thay đổi theo tuổi, nó thay đổi rất ít 1/30/ 1 năm.
hàm dưới răng hàm giữ nguyên vị trí trong khi các răng cửa được kéo lùi ra sau. Như vậy thì kế hoạch điều trị trên bệnh nhân này rất đơn giản khi chúng ta đưa ra kế hoạch điều trị trước. Như vậy với kết quả này cùng với phân tích trên VTO sẽ cho chúng ta thấy được rằng mục tiêu điều trị đặt ra có đạtdc kết quả tốt hay không. Và như vậy nếu kết quả điều trị cuối cùng không tốt thì chỉ ra cho chúng ta sai sót ở khâu nào và đây là điểm quan trọng của VTO. Thông quan VTO và trồng phim với VTO điều đó sẽ dạy và giúp cho chúng ta cải thiện được chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Sau cùng thì trùng khít đường thẩm mỹ để biết được thẩm mỹ có đạt được không bằng VTO. Và trong trường hợp này chúng ta thấy đường thẩm mỹ ban đầu mà bệnh nhân trên VTO trùng nhau.
Chúng ta sử dụng phân tích của Rickettes để xây dựng lên VTO. Chúng ta cần phải xem xét lại tất cả các điểm và các mặt phẳng, các đường trong phân tích của Rickettes.
-
Các điểm, mặt phẳng trong phân tích của Rickettes.
+ Điểm CC: Là điểm sau trên của khe bướm khẩu cái, là giao của trục mặt BaNa.
+ Khe bướm khẩu cái cần phải có phim XQ tốt để nhìn thấy khe bướm khẩu cái và nó có một vị trí rất quan trọng trong phân tích của Rickettes, nó nằm cao hơn móm vẹt của xương thái dương một chút.
+ Điểm Pr là điểm trên của ống tai ngoài của bệnh nhân chứ không phải của phim. Điểm này nằm ngang mức ổ chảo của xương thái dương.
+ Trục mặt là đường nối của PTM và GN.
+ PTM là giao điểm của bờ sau khe bướm hàm với đường giao của dây CK (khe bướm).
+ Đường PTV là đường vuông góc với mặt phẳng FH và tiếp tuyến với bờ sau của khe bướm.
+ Điểm CF là giao điểm của PTV với mặt phẳng FH (điểm trung tâm của mặt).
+ Điểm Ba phía sau nền sọ. Nằm đối diện mỏm răng đốt sống cổ II.
+ Điểm Po là điểm trước nhất của ụ cằm.
+ Mặt phẳng mặt là đường vẽ qua NaPo.
+ Mặt phẳng hàm dưới là đường thẳng đi qua Me và tiếp tuyến với điểm thấp nhất của góc hàm.
+ Mặt phẳng và mặt phẳng dưới giao nhau tạ điểm Gn.
+ Trục mặt là đường nối giữa PTM và Gn.
+ Điểm DC: Là điểm trung tâm của lồi cầu xác định bằng cách vẽ BaNa cắt lồi cầu tại 2 điểm, DC là trung điểm của đoạn thẳng qua 2 điểm đó.
+ Điểm Go là giao điểm của mặt phẳng dưới với đường thẳng tiếp tuyến mặt phẳng sau cành lên.
+ Điểm Me là điểm thấp nhất của ụ cằm.
+ Điểm Pm là điểm ở bờ trước ụ cằm, là xương ổ răng từ hình thể cong lõm chuyển qua ụ cằm thành cong lồi. (xác định đơn giản Pm ở giữa điểm B với điểm Po).
+ Điểm Pm rất quan trọng bởi đường nối giữa Pm và XI giúp xác định trục của thân xương hàm dưới.
+ Mặt phẳng khẩu cái là đường thẳng nối giữa ANS và PNS.
+ Điểm A là điểm sau nhất của đường cong lõm xuống ổ răng hàm trên. Điểm A giúp định vị vị trí của xương hàm trên so với nền sọ, khi điểm A thay đổi vị trí này cũng thay đổi. Sự di chuyển điểm A quy định sự di chuyển của các răng.
+ Điểm B là điểm sau nhất của đường cong lõm xương ổ răng hàm dưới.
+ Đường nền sọ là đường nối giữa Ba và Na.
+ Mặt phẳng FH là đường nối giữa Or và Pr.
+ Trong phân tích của Rickettes ông sử dụng điểm CF (điểm trung tâm mặt) là điểm mốc cửa mà từ đó các phần khác của xương phát triển li tâm.
+ Độ dốc của lồi cầu là điểm nối từ DC và XI, XI là điểm vào của dây TK hàm dưới. Điểm XI này đôi khi có thể nhìn thấy trên phim.
+ Đường nối giữa XI và Pm là trục thân xương hàm dưới. Như vậy XI phân xương hàm dưới thành 2 vùng: vùng cành lên và cành ngang.
+ Xác định điểm XI: Dựa vào 2 đường quy chiếu PTV, sau đó vẽ thật rõ bờ ngành lên xuống hàm dưới đặc biệt vẽ thật đúng hõm sigma hay bị vẽ thấp hơn bình thường do bờ xương mờ. Tương tự như v ậy mỏm vẹt cũng hơi mơ trên hay bị vẽ cao hơn bình thường.
R3: Điểm thấp nhất của hõm sigma, qua R3 vẽ đường vuông góc với PTV.
R4: Lấy đối xứng với R3 ở bờ dưới (khoảng cách từ R3 ® PTV bằng khoảng cách từ R4 đến PTV).
R1: Là điểm sau nhất của bờ sau ngành lên xương hàm d’ qua R1 vẽ đường // với PTV.
R2: Vẽ đối xứng với R1 qua PTV thuộc bờ sau ngành lên xương hàm d’, qua R2 kẻ đường // với PTV và như vậy ta có hình chữ nhật giao của 2 đường chéo là điểm XI.
+ Góc giữa điểm ANS và XI và PM góc này thường 470, là chiều cao tầng mặt dưới.
+ Qua phân tích của Rickettes ông đưa ra một số hằng số không thay đổi trong quá trình phát triển của bệnh nhân. Một số góc và một số đường không thay đổi.
+ Độ cong của mặt là khoảng cách giữa điểm A và mặt phẳng mặt. Thật thận trọng khi phân tích của Rickettes cho người Châu
Á vì tầng sọ trước ngắn do điểm SNA lùi về sau và nằm cao hơn khoảng 50 nên BaNa A không còn là 900 nừâm chỉ là 84,850. Chính vì vậy khi phân tích cho người Châu Á nếu sử dụng đường thẳng đứng đi qua chân cánh mũi để đánh giá thẩm mỹ của khuôn mặt.
+ Trong phân tích của Rickettes người ta sử dụng những vị trí lý tưởng của răng cửa dưới đến đường APo. Vậy vị trí lý tưởng của răng cửa dưới là rìa cắn nằm phía trước của đường APo là 1mm và phía trên của mặt phẳng cắn 1mm.
+ Qua phân tích của Rickettes ta tóm lược một số vấn đề như sau:
– Có 3 dạng khuôn mặt: Khuôn mặt trung bình, dài và ngắn.
– Có 5 góc để giúp ta xác định khuôn mặt.
-Trục mặt cho ta biết được hướng phát triển của cằm và tỉ lệ chiều cao, chiều sâu của mặt, biểu hiện tỉ lệ chiều cao và chiều sâu của mặt răng 6 trên phát triển thông xuống theo trục, góc mặt định vị theo chiều trước sau. Đồng thời cho ta xác định được Class II do xương hàm dưới hay không.
+ Điểm Na cao hơn 50 so với người Châu Âu nên góc này thường thì 830 – 840. Nếu góc này lớn do khớp cắn hở do xương hàm dưới ngược lại nếu góc này nhỏ khớp cắn sâu là do xương hàm dưới. Điều này không phải 100% là như vậy (n) chỉ số này được đưa ra từ những năm 60, 70.
+ Chiều cao tầng mặt dưới là góc giữa ANS và XI và Pm. Nó miêu tả độ mở của khoang miệng. Nếu độ mở của xương này lớn thì góc sẽ lớn, nếu khớp cắn sâu thì góc này sẽ nhỏ.
+ 70% bệnh nhân chúng ta điều trị mà có khuôn mặt trung bình với sai lệch là 10 chuẩn và khoảng 12,5% những người có khuôn mặt ngắn và 12,5% người có khuôn mặt dài thì vòng quanh khoảng 20 chuẩn. Và 2,5% người có khuôn mặt ngắn và 2,5% người có khuôn mặt dài thì có sai lệch là 30 chuẩn.
+ Vị trí của xương hàm trên ở một đứa trẻ 9 tuổi được đánh giá qua khoảng cách điểm A so với mặt phẳng mặt. Khoảng cách này giảm xuống 1mm trong 3 năm. Và khoảng cách này là -2 (nằm sau mặt phẳng mặt).
+ Vị trí của răng ở đứa trẻ 9 tuổi thường thì răng cửa dưới nằm trước đường APo 1mm và nó không thay đổi theo thời gian.
+ Góc giữa trục răng cửa dưới và APo là 220 > ± 20 và góc này cũng không thay đổi theo thời gian.
+ 5 vùng trồng phim để đánh giá hiệu quả và cơ chế điều trị.
Chúng ta trồng BaNa tại điểm CC thì ta thấy rằng răng 6 trên và vùng cằm phát triển xuống dưới theo trục mặt. Điều này vẫn xảy ra mặc dù không điều trị gì. Đó là do sự phát triển. Cằm dài ra 3mm trong mỗi năm và cần phải mất 3 năm thì trục mặt này mới xoay được 1mm. Như vậy trục mặt rất ít thay đổi và nhờ đó mà chúng ta lấy làm điểm mốc để dự kiến sự phát triển của bệnh nhân. Tất nhiên trục mặt này không giống nhau ở các chủng tộc, giới và các kiểu xương. Trong đó giới là rất quan trọng trong một đứa trẻ gái 14 tuổi thì trục mặt gần như không thay đổi còn một đứa trẻ trai thì dài ra 3mm mỗi năm. Chúng ta có thể dự kiến hiệu quả điều trị di chuyển của răng 6 trên hay cơ chế kéo dài làm xoay xương hàm dưới theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ hay không tham gia vào sự xoay của xương hàm dưới.
Để đánh giá sự phát triển của xương hàm trên chúng ta trồng BaNa tại điểm Na. Góc BaNa hằng định không đổi đó là hằng số của sự phát triển. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ thì đường này cũng xoay nhẹ chỉ xoay 0,20 mỗi năm theo chiều hướng làm phẳng xương hàm trên. Như vậy 0,20 mỗi năm gần như bằng 00.
Ông Rickettes này thấy rằng sau khi điều trị thì đã kéo dài xương hàm trên về phía sau. Và khi kéo lùi xương hàm trên về phía sau sẽ làm mở góc mũi môi và như vậy sẽ làm cho xương hàm trên phẳng hơn. Để biết được tác động của headgear kéo cổ lên các răng hàm trên chúng ta trồng khít mặt phẳng khẩu cái tại điểm ANS. Như vậy cơ chế kéo này đã làm cho răng 6 giữ nguyên vị trí nhưng đã đánh chồi nó. Và các răng cửa thì xuống phía dưới và ra sau. Để biết được tác động của cơ chế kéo lên các răng hàm dưới thì ông đã trồng trục thân xương hàm dưới tại điểm Pm thì ông thấy rằng răng cửa dướ đi về phía trước 0,5mm. Như vậy nó sẽ tạo ra 2mm khoảng trống và cộng 3mm Lerway thì ông Rickettes đã di các răng về phía trước nhưng đồng thời di các răng về phía trước thì cũng đánh chồi nó. Để điều trị trường hợp Class II ông Rickettes đã làm dài tầng mặt dưới do răng hàm bị chồi lên. Và như vậy kế hoạch điều trị này rất tồi.
Theo William thì ông sẽ làm cho xương hàm dưới xoay ngược chiều kim đồng hồ. Và như vậy trên một trường hợp bệnh nhân này chúng ta vẽ phác hoạ kế hoạch điều trị và nó đã đưa ra kết quả không tốt. Như vậy chúng ta phải loại bỏ kế hoạch điều trị này và thay đổi kế hoạch điều trị khác. Trên bệnh nhân này sử dụng cơ chế kéo như thế nào đi nữa thì không thể để làm chồi các răng hàm. Vẽ đường thẳng SN thấy môi trên vẫn đẹp, không có lý gì chúng ta kéo lùi răng cửa hàm trên để mở góc mũi môi. Theo quan điểm của tôi, thì tôi không muốn sử dụng khoảng Lerway để di chuyển các răng về phía trước và không được làm chồi các răng và nếu kéo lùi răng cửa hàm dưới ra sau thì có thể sẽ làm phẳng môi. Chúng ta cần phải trồng khít đường E tại mặt phẳng cắn của phim ban đầu của bệnh nhân với VTO để từ đó biết được cần phải làm gì cho bệnh nhân và sau khi điều trị xong cần trồng phim ban đầu với với phim sau điều trị để biết được chúng ta đã làm gì trên bệnh nhân. Nếu làm được điều gì thì rất có giá trị vì nó sẽ cải thiện được hiệu quả công việc của chúng ta và điều gì chúng ta không thể làm được trên bệnh nhân. Trồng khít phim và vẽ VTO sẽ giúp chúng ta học được rất nhiều điều và tự học nếu không làm điều này rất khó để tiến bộ.
Như vậy:
Chúng ta quy định như thế nào, chúng ta di chuyển răng đến đâu như thế nào, nên nhờ răng nào, sử dụng cơ chế nào cho bệnh nhân. Để biết được điều đấy chúng ta chúng ta cần phải vẽ VTO. Vì vẽ VTO là chúng ta đã lập kế hoạch điều trị cho khuôn mặt và những trường hợp khi đạt được khớp cắn tốt nhưng lại không đạt được thẩm mỹ cho khuôn mặt. VTO sẽ giúp cho chúng ta tính toán được sự phát triển, lập được kế hoạch điều trị, đưa ra được cơ chế kéo và cho chúng ta biết được hiệu quả của cơ chế kéo lên sự phát triển. Nó sẽ cho chúng ta biết được hiệu quả của cơ chế kéo lên xương hàm dưới làm cho nó xoay xương hàm dưới theo chiều kim đồng hồ. Nó cũng giúp cho chúng ta biết được tiến triển của quá trình điều trị có theo hướng chúng ta mong muốn hay không khi chúng ta trồng khít phim và VTO.
Đưa VTO chúng ta cũng tự cải thiện được kỹ năng và nó cũng rất có giá trị khi chúng ta xem tên bệnh nhân và sẽ biết được cái gì sẽ xảy ra do sự phát triển. Điều trị chỉnh hình bao nhiêu là đủ để đạt được tương quan 2 hàm, hàm dưới ở vị trí nào do sự phát triển. Nhờ có VTO chúng ta đã có được kế hoạch điều trị ngay từ ngày đầu tiên và sẽ giúp chúng ta biết được hướng tác động để đi thẳng đến mục tiêu điều trị cần đạt được cho bệnh nhân. Khoảng cách từ điểm A đến điểm NaPo sẽ cho chúng ta dự đoán được kết quả của sự phát triển và cơ chế kéo. Mục tiêu điều trị cho răng cửa dưới là chúng ta phải đặt vị trí răng cửa dưới trước răng đường APo 1mm và tạo với nó 1 góc 220. Nhưng nhiều khi khó đạt được giá trị này vì nó còn phụ thuộc vào vị trí của vùng cằm và chúng ta cũng đều biết được chân răng phải nằm trong xương. Đây là các thông số hướng dẫn nhưng thông số này còn phụ thuộc vào tuỳ trường hợp lâm sàng. Khi lập kế hoạch điều trị thì chúng ta luôn phải bắt đầu bằng vị trí răng cửa dưới và sau đó mới làm phù hợp vị trí răng cửa trên so với răng cửa dưới. Bởi vì chung ta không thể làm cho xương hàm dưới phát triển được. Có rất nhiều tạp chí và nhà nghiên cứu nói rằng có thể dung khí cụ này khí cụ nọ kích thích xương hàm dưới phát triển, nhưng thực ra nó không có giá trị gì cả. Điều gì các khí cụ chức năng đã tác động vào xương hàm dưới nó đã làm cho lồi cầu di xuống dưới ® khí cụ chức năng là khí cụ không chức năng. Có nhiều tác giả nói rằng chúng ta đẩy răng cửa tiến vào và làm cho răng cửa dưới theo sau răng cửa trên, nhưng điều này là sai bởi vì làm sao chúng ta có thể di răng cửa dưới ra khỏi xương ổ răng. Điều mà chúng ta làm được cho răng cửa dưới là làm thay đổi trục của răng cửa dưới thôi. Trục răng cửa dưới lý tưởng là trục của nó làm với mặt phẳng hàm dưới 1 góc 900. Nhưng trong một số trường hợp nếu class II do xương hàm dưới lùi ra sau thì chúng ta phải nghiêng trục răng cửa dưới ra phía dưới một chút.
Những hằng số của sự phát triển:
– Góc tạo bởi BaNa và mặt phẳng FH hay độ gấp của nền sọ.
– Khoảng cách từ Ba đến trung tâm lồi cầu (DC).
– Trục mặt.
– Góc BaNaA, góc giữa BaNa và trục mặt.
– Chiều cao tầng mặt dưới APm.
– Chiều dài cung hàm: Từ răng hàm đến răng cửa đo trên mặt phẳng cắn.
Trùng khít trục lồi cầu ở điểm Po thì răng hàm lớn hàm dưới và răng cửa sẽ mọc vuông góc với mặt phẳng cắn.
Những hằng số này sẽ giúp chúng ta tiên lượng được sự phát triển không có điều trị. Tất cả các góc đó không thay đổi giá trị chỉ thay đổi chiều dài thôi và từ đó chúng ta sẽ tạo ra khuôn mặt dưới sự tác động của sự phát triển.
– Cách vẽ mặt phẳng cắn:
+ Đối với trường hợp căn hở: Mặt phẳng cắn đi qua điểm.
Ví dụ: Bệnh nhân 9 tuổi
Overbite không tốt
Hàm răng hỗn hợp
Ở lồng mũi tối đa tương quan răng hàm Class I.
Ở tương quan trung tâm tương quan răng hàm Class II.
* Khám bệnh nhân: Kiểm tra cẩn thận khớp thái dương hàm.
– Bệnh nhân há miệng tối đa khoảng cách răng cửa 40mm, không vượt quá 50mm trừ giãn dây chằng khớp thái dương cần phải làm lành dây chằng trước khi điều trị.
– Bệnh nhân há miệng 8-10mm có tiếng kêu khớp thì bệnh nhân có tiềm ẩn một vấn đề về khớp. Tiếng kêu khớp xảy ra khi hàm dưới miệng nhỏ dễ điều trị hơn là tiếng kêu xảy ra khi hàm dưới miệng to và được gọi là tiếng kêu khớp muộn nếu có. Tiếng kêu khớp muộn thì thường xảy ra thoái hoá ở khớp và cần kiểm tra cẩn thận.
* Đánh giá trên phim:
– Phim Panorama:
+ Chỗ lõm dưới góc hàm nếu có bên lõm nhiều và bên lõm ít thì bên lõm nhiều hơn có hiện tượng tiêu chỏm lồi cầu.
+ Chiều rộng ngành lên: Bên nhỏ hơn bên kia bên nhỏ hơn xảy ra hiện tượng tiêu chỏm lồi cầu.
Cần phải xác định do chụp phim không cân xứng hay có sự mất cân xứng thực sự. Bằng cách so sánh kích thước răng 6, 7 hai bên.
+ Chen chúc răng cửa có thể điều trị bằng cách tận dụng khoảng Lerway (quan điểm trước đây). Quan điểm hiện nay thì không vận dụng được vì răng 7 mọc hơi nghiêng về răng 6 nếu răng 7 mọc lên thì răng 6 phải hơi trồi về trước một chút.
– Phim Belot thấy răng cửa hàm dưới hơi vẩu về phía trước.
– Phim mặt thẳng:
Chiều rộng cung hàm
Mất cân xứng hai bên (trên phim nghiêng ít thấy trừ mất cân xứng nhiều. Nếu thấy sai lệch trên phim cần kiểm tra lại trên bệnh nhân.
Đánh giá ổ mũi xem có bất thường gì không.
– Phim sọ nghiêng:
Nếu điểm Ba không rõ cần phải nhờ vào móm răng của đốt sống cổ để xác định.
Điểm Porion do máy chạm vào vị trí giải phẫu nào thì sẽ làm che mất vị trí giải phẫu đó.
Bờ dưới ở mắt nếu có 2 đường không trùng nhau thì vẽ đường ở giữa.
Điểm A thường nằm ngang mức chóp răng cửa.
Mặt phẳng cắn phụ thuộc vào tương quan răng cửa nếu có khớp cắn hở răng cửa thì mặt phẳng cắn đi qua điểm giữa R6 trên và dưới ở phía sau nhất và rìa cắn răng cửa dưới. Nếu khớp cắn sâu thì mặt phẳng cắn đi qua điểm giữa R6 trên và dưới ở phía sau và điểm giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới.
Lưu ý khi vẽ VTO phải vẽ trong khả năng làm được chứ không phải ngoài khả năng. Đánh giá bệnh nhân ở tư thế đầu thẳng tự nhiên.
* Đánh giá trên mẫu hàm:
Độ cắn chùm, chìa…
* Khi vẽ VTO phải viết hết các thông số của Jaraback ở trên sau đó đánh giá tổ chức phần mềm và tính toán để đạt được tổ chức phần mềm đẹp.
– Góc giữa trục mặt và BaNa: 900 là góc lý tưởng đối với trục mặt.
– Góc giữa BaNa và NaPo: Cho chúng ta biết vị trí của cằm trong không gian.
– Góc giữa NaPo – FH (góc mặt).
Ở người lớn 900
Ở một đứa trẻ 9 tuổi như trên bệnh nhân này lý tưởng 86.
– Đánh giá vị trí xương hàm trên: Khoảng cách từ A đến mặt phẳng mặt. Bình thường khoảng cách này 2,5mm.
Ở trẻ trai sau hết tuổi phát triển điểm A trùng mặt phẳng mặt ở trên bệnh nhân là 5mm.
Chúng ta thấy rằng trên bệnh nhân này trục mặt tốt, góc mặt 800 là lý tưởng nhưng tại sao khoảng cách từ điểm mặt phẳng mặt là 5mm. Sở dĩ khoảng cách này lớn như vậy là do bệnh nhân còn đang tuổi phát triển vì chung ta biết được điều này nên không cần phải sử dụng cơ chế kéo nào như headgear, hay sự thay đổi chỉnh hình nào để làm thay đổi khoảng cách này.
– Xác định mặt phẳng hàm dưới so với FH: là 220 trên bệnh nhân này là tốt.
– Góc thể hiện chiều cao tầng mặt dưới: Góc giữa SNA – XI – PM ở bệnh nhân này là 450 lý tưởng cần đạt 470. Như vậy tầng mặt dưới của bệnh nhân này tốt.
– Phân tích về chiều cao tầng mặt.
Tầng mặt giữa 63mm.
Tầng mặt dưới 66mm.
Tầng mặt dưới hơi dài hơn tầng mặt giữa và 2 thông số này có ý nghĩa hơn nhiều so với việc đánh giá 5 góc mà chúng ta vừa nói ở trên bởi vì nó chỉ vào khuôn mặt.
Như vậy phân tích của Rickettes cho thấy tương quan xương trên bệnh nhân này là tốt.
Và bây giờ chúng ta hãy xem tương quan của các răng trên bệnh nhân này.
– Trục răng cửa dưới so với mặt phẳng hàm dưới là 1010 và lý tưởng nhất là 900. Trên bệnh nhân này nếu chúng ta điều trị thì có thể kéo lùi răng cửa về sau 1 chút.
– Góc giữa 2 răng cửa là 1230 lý tưởng 1300.
– X ổ răng hàm trên và dưới có vẩu nhẹ.
Tuy nhiên trước khi quyết định làm gì trên bệnh nhân cần phải quay lại phân tích phần mềm trên phim mặt nghiêng kẻ đường thẳng đứng đi qua điểm chân cánh mũi (đường SN).
Môi trên trước SN 4mm.
Môi dưới trước SN 0,5mm.
Và sự khác biệt theo chiều trước sau của môi trên và môi dưới là 2mm. Như vậy nếu môi trên ở trước SN 4mm thì chúng ta muốn môi dưới trước SN 2mm.
Điểm cằm so đường SN lý tưởng sau SN từ 0 ® 4mm và trên bệnh nhân này điểm cằm sau đường SN là 8mm.
Như vậy theo phân tích phần mềm ở bệnh nhân này thì tầng mặt dưới hơi dài. Điểm cằm lùi sau so với SN mặt hơi lùi sau. Nên chúng ta muốn cằm đi về phía trước nên hết sức cẩn thận khi có nên kéo răng cửa dưới về phía sau hay không.
So sánh giữa phân tích trên phần mềm và trên phần cứng thì chúng ta thấy có sự khác biệt.
CÁC BƯỚC VẼ VTO
(Trên bệnh nhân phát triển bình thường không can thiệp cơ chế kéo)
Đặt giấy vẽ trên phim vẽ bằng bút màu xanh.
-
Vẽ đường BaNa hơi dài hơn 1 chút đánh dấu điểm CC.
-
Chúng ta đều biết tầng so trước và sau phát triển 1mm/ 1 năm có nghĩa điểm Na sẽ phát triển về phía trước 1mm/ 1 năm, điểm Ba sẽ phát triển về sau 1mm/ 1 năm.
Ví dụ: Trên bệnh nhân này còn 4 năm phát triển nữa.
Đánh dấu từ điểm CC về phía trước và sau 4mm trên đường BaNa.
-
Vẽ điểm Na sau 4 năm bằng cách trựơt giấy vẽ trên theo đường Ba Na về phía sau. Sao cho điểm CC của bệnh nhân sẽ trùng điểm đánh dấu phía trước điểm CC 4mm. Vẽ điểm Na mới và đường xương chính mũi ở phía lên.
-
Vẽ đường NaA kéo dài vì góc BaNa không đổi.
-
Vẽ điểm Ba sau 4 năm phát triển.
Trượt giấy vẽ về phía trước trên đường BaNa sao cho điểm CC của bệnh nhân trùng điểm cách CC về phía sau 4mm.
Vẽ điểm Ba và nền sọ sau.
-
Giữ yên tờ giấy vẽ vẽ điểm DC.
Vẽ trục lồi cầu, vẽ lồi cầu, hõm sigma, mỏm vẹt.
Vẽ bờ trước ngành lên.