Các cách ngăn nước bọt
Khi điều trị răng, có những kỹ thuật hoặc những giai đoạn cần giữ khô chiếc răng, không được cho nước miếng tràn vào xoang hoặc che lấp chiếc răng đang làm việc chẳng hạn như khi khám, khi trám, lót xoang hoặc khi che tủy, lấy tủy buồng, tủy chân..., có thể cô lập chiếc răng bằng các phương pháp sau:
Dùng bông gòn (gòn cuộn) cô lập.
Ngoài việc đặt những cuộn bông vào mặt ngoài và mặt trong của răng đang làm việc; nếu phải làm việc trong thời gian lâu, có thể để những cuộn bông để ở hàm trên đặt bông vào ngách má ở giữa mặt má và mặt ngoài các răng ố , 7 hàm trên (ngay trước ống dẫn nước bọt của tuyến mang tai – ống Stenon ) ; ở hàm dưới : đặt cuộn bông ngay dưới lưỡi, ngay phía sau các răng cửa (vị trí mở ra của ống nước bọt dưới lưỡi – ống Warton ) và một cuộn nữa ở vị trí của ống Stenon (như trên) vì nước bọt ở đây cũng sẽ chảy xuống theo mặt trong của má.
Chú ý : kích thước các cuộn bông phải thích hợp, vừa với miệng bệnh nhân để tránh gây khó chịu và dễ được giữ tại chỗ bởi má, lưỡi.
Dùng ống hút nước bọt.
Đặt ống hút nước bọt ở dưới lưỡi ở ngay phía sau các răng cửa hàm dưới. Nếu nhờ bệnh nhân giữ cần cho bệnh nhân rõ làm cách nào để cho đầu ống hút không dính chặt vào sàn miệng (khi cho máy hút chạy), hướng dẫn họ giữ bằng tay đối lập với hướng đưa các dụng cụ vào miệng.
Đặt đô cao su.
– Dùng kìm bấm lỗ trôn miếng đê cao su (vị trí và kích thước lỗ phải phù hợp vị trí, kích thước răng).
– Lồng răng cần cô lập qua lỗ bấm vào trên đê
– Dùng kìm đặt đê, đặt móc cài vào để chặn giữ đê (chọn loại cài thích hợp với răng).
– Lấy khung căng đê (khung chữ U) để căng giữ đê.
Khi tháo đê, dùng kìm đặt đê lấy móc cài giữ đê ra, tháo khung căng đê và tháo đê ra khỏi răng.
Phương pháp đặt đê giúp cô lập răng tốt, thuận tiện cho khi điều trị.