Đánh bóng

Đánh bóng

Với mũi mài gắn trên tay khoan thẳng (@54) loại bỏ các phần nhựa dư và thạch cao xung quanh. Phần cổ răng chỉ cần chỉnh ít do có dùng lớp silicone. Không được mài tí nào các bờ của phục hình. Ngược lại, cần giữ cho chúng có hình thể giống như giọt nước, hình thể này không chỉ giúp tránh mọi tác dụng cắt mà còn góp phần tích cực vào sự kín của vành khít (hình 120).

Hình 120. Niêm mạc bao quanh bờ hàm và làm vành khít tốt hơn.

Các giai đoạn đánh bóng :

 Giai đoạn 1: được thực hiện với bằng giấy nhám gắn trên trục lắp (@55).

– Giai đoạn 2: trên máy đánh bóng (@59), ta dùng các bàn chải lông cứng (@56) có kích thước khác nhau và bột đánh bóng ướt để đạt được bề mặt đồng nhất và trơn láng.

– Giai đoạn 3 :là dùng bàn chải có lông mềm (@57) và bột alumine (@58) để có được độ sáng và bóng sau cùng cho hàm giả.

Khi thực hiện các giai đoạn trên, kỹ thuật viên mang kính và đeo khẩu trang để bảo hộ. Dùng tốc độ chậm đánh bóng để không làm nóng phục hình. Hàm giả sau đó được tẩy sạch trong nồi siêu âm để loại bỏ bột alumine cặn còn sót lại và được ngâm trong ly nước cho đến khi gắn trên miệng.

KẾT LUẬN

Giai đoạn la bô là những giai đoạn rất quan trọng khi thực hiện phục hình. Công việc của kỹ thuật viên  là một công việc kỹ thuật cao đòi hỏi những kiến thức sâu ở các lĩnh vực khác nhau . Chỉ có thể có kết quả phục hình tốt nhất khi có sự hợp tác giữa người điều trị và kỹ thuật viên trong sự tôn trọng và quý mến khả năng lẫn nhau.

Trên lâm sàng cũng như trong la bô

người ta điều trị và kỹ thuật viên là những tấm gương phản ánh lẫn nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Hotline: 0903434340
Zalo: 0903434340