Sáp cắn

Sáp cắn

Trong phần này  có 3 cách:

–          Hoặc sử dụng lại KLDCN đã dùng lấy dấu lần hai để ghi tương quan hai hàm,

–          Hoặc yêu cầu làm sáp cắn,

–          Hoặc yêu cầu làm nền chính thức trênđó có vành cắn.

  1. Chun bị khay lấy dấu cá nhân

Trước khi đưa trở lại lâm sàng, cần rửa sạch KLDCN và loại bỏ thạch cao còn dính trên khay. Khi gỡ dấu, có những phần chất lấy dấu oxyde kẽm eugénol có thể tróc ra khỏi bờ của khay. Nếu tróc các mảnh nhỏ, sửa sơ lại bờ khay để khỏi làm đau bệnh nhân. Nếu tróc những mảnh lớn, cần đệm lại toàn bộ KLDCN với loại silicone trung bình để khay được vững ổn. Trước tiên, cách ly mẫu hàm thạch cao bằng chất cách ly thích hợp. Gỡ toàn bộ chất lấy dấu oxyde kẽm eugénol và hợp chất nhiệt dẻo  vành khít khỏi khay. Trộn silicone và đặt một lớp đều vào bên trong khay. Sau đó ép cả khay có silicone lên trên mẫu hàm với lực thật mạnh. Sau khi silicone đông, gỡ khay ra khỏi mẫu hàm. Thường, silicone sẽ dính lại trên mẫu, cẩn thận gở ra và dán lại vào bên trong khay bằng keo cyano- acrylate. Dùng dao mổ gọt bỏ phần silicone dư.

Các dấu lần hai được lấy bằng cao su cũng có thể được làm cho vững ổn lại.

  1. Vành cắn trong hàm giả hàm tháo lắp

Để ghi lại tương quan hàm trên-hàm dưới trong điều kiện tối ưu, nền tạm phải vững ổn và rắn chắc. Vì vậy, không nên làm nền tạm bằng sáp. Kỹ thuật viên làm nền bằng nhựa phú một phần triền ngoài sống hàm. Sau khi đã tạo lưu kiểu đuôi én ở bờ ngoài; phủ sáp phần còn lại của sông hàm về phía đáy hành lang. Việc này giúp dễ gỡ nền tạm khỏi mẫu hàm, nhất là khi mẫu hàm có các vùng lẹm (hình 88).

Hình 88.Vành cắn ở hàm trên và hàm dưới.

Làm vành cắn bằng loại sáp cứng (@33) hay tốt hơn là loại sáp màu trắng (@32). Vành cắn này được đặt lên nền tạm theo cùng những tiêu chuẩn như đã được đề cập đến trong phần nói về “thực hiện nền của khay lấy dấu cá nhân – Làm vành cắn

  1. Nn chính thức

Kỹ thuật thứ ba này đầu tiên đã được triển khai ở bộ môn phục hình của giáo sư Sangiuolo, đặc biệt là bởi giáo sư Mariani. Các tác giả này cho rằng dùng nền tạm và vành cắn như trên, có một vài khuyết điểm sẽ gây ra sự không chính xác khi ghi tương quan hai hàm và khi điều chỉnh giá khớp; những điểm không chính xác này là do nền tạm không vững ổn do không tương ứng chính xác với mặt trong của hàm giả sau này và do đặc tính dễ biến dạng của các vành cắn, dù được làm bằng hợp chất nhiệt dẻo hay sáp cứng. Mặc khác, phương pháp sau cùng này còn có ưu điểm là kiểm tra được sự nâng đỡ, sự vững ổn và sự lưu giữ của phục hình trong giai đoạn kế tiếp ngay sau khi lấy dấu sau cùng. Phương thức thực hiện được mô tả trong sáu bước sau:

*  Dùng kỹ thuật làm sáp hộp để xử lý dấu lần hai, để có được sự ghi dấu chính xác ở phần vành khít phía sau hàm trên và phần vành khít còn lại. Vành khít phía sau hàm trên cần phải được thấy rõ ngay từ lúc này.

*  Trên mẫu hàm, phủ vùng giảm nén bằng một miếng chì và cạo thạch cao xác định giới hạn của vành khít phía sau hàm trên. Kê đó, làm mẫu sáp cho nền phục hình tương lai như sau :

Phủ một lá sáp có độ dày 5/10 mm lên toàn bộ diện tích mẫu hàm tương ứng với mặt niêm mạc của phục hình. Dán vòng lên mặt trong của sốnghàm một dây sáp hình bán nguyệt dày 10/10 mm. Phần đáy hành lang được nhểu đầy sáp, sao cho tạo một góc 90° so với lá sáp 5/10 mm trước đó. Đặt một lá sáp dày 10/10 mm vào phía trong của dây sáp bán nguyệt lúc nãy. Như vậy nền sẽ để lại một khoảng đủ để lên răng và tạo nên một giới hạn rất rõ ràng giữa phần nhựa của nền hàm và phần nhựa nối các răng vào nền hàm  (hình 89).

Hình 89. Mầu sáp của nền hàm hàm trên.

* Sau đó vô múp, nấu nhựa như sau:

–   Nhiệt độ được tăng dần và chậm đến 100°c trong 120 phút,

–   Nấu ở 100°c trong 30 phút,

–   Để nguội dần trong 15 giờ.

Trong giai đoạn này mẫu hàm chính thức bị hư, từ nền nhựa này, phải đổ lại một mẫu hàm khác bằng thạch cao và làm đế đôi ăn khớp.

*  Vành cắn bằng sáp được đặt trên nền tạm tại vùng chuẩn bị lên răng. Đế thuận lợi và dễ dàng cho việc điều chỉnh trên miệng, vành cắn được làm bằng sáp cứng loại Moyco (@41) ở hàm trên và bằng sáp mềm loại bình thường (@42) ở hàm dưới.

*  Bác sĩ lâm sàng lấy tương quan hai hàm sơ khởi với các vành cắn này. Sau đó gởi cho các mẫu hàm lại la bô để kỹ thuật viên thay thế các vành cắn sáp bằng các vành cắn bằng nhựa có cùng kích thước, hình thể và vị trí. Để làm việc này, kỹ thuật viên thực hiện khóa thạch cao chung quanh các vành cắn sáp, sau đó loại bò sáp. Trước khi đố nhựa, thoa keo dán cao su lên vùng vừa mới loại bỏ phần sáp. Vùng này tương ứng với phần sáp 5/10 mm. Lớp keo có nhiệm vụ kết dính tạm vành cắn với phần nền chính thức, nhưng chủ yếu giúp sau này có thể tách rời hai phần khỏi nhau để lên răng. Ráp các dấu khóa thạch cao lại và cố định bằng sáp dán, đổ nhựa tự cứng “Formatray” (@44) vào bên trong khóa và trải đều thật cẩn thận để tạo lại một cách chính xác hình dạng của phần vành cắn.

*  Lấy tương quan hai hàm lần thứ hai. Nền hàm sẽ chính là nền hàm của phục hình sau này, các vành cắn vững ổn và cứng chắc, tất cả các điều kiện đều được thỏa mãn để đạt được việc ghi tương quan tâm chính xác. Sau khi ghi tương quan tâm, bác sĩ lâm sàng sẽ vô giá khớp các mẫu hàm. Giai đoạn lên răng có thể bắt đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Hotline: 0903434340
Zalo: 0903434340